Kinh nghiệm lựa chọn phụ kiện máng cáp phù hợp

Nhu cầu sử dụng hệ thống thang máng cáp trong các dự án xây dựng ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu về phụ kiện máng cáp đi kèm được tính toán cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn lựa. Thế nhưng làm thế nào để biết liệu phụ kiện nào là phù hợp với máng cáp nào ? Tiêu chuẩn phụ kiện máng cáp ra sao? Để có cho mình câu trả lời mời bạn tiếp tục xem tiếp phần nội dung bên dưới


1. Phụ kiện máng cáp là gì?

Khi nói đến Phụ kiện máng cáp là dùng để chỉ các loại Co Ngang 45o/90o, co lên 45o/90o, co xuống 45o/90o, ngã ba, ngã tư, giảm thẳng… Trong tiêu chuẩn TCVN 10688:2015 (IEC 61537:2006), Mục 3.5 được gọi là “Chi Tiết Nối” (Fittings) và được định nghĩa là “Thành phần hệ thống dùng để nối, thay đổi hướng, thay đổi kích thước hoặc để kết thúc các đoạn máng cáp hoặc đoạn thang cáp”.

Phụ kiện máng cáp là các trang thiết bị đi kèm, nhằm hỗ trợ cho thang máng cáp phát huy tốt nhất chức năng của nó. Nhiệm vụ cốt lõi của các loại phụ kiện máng cáp chính là ghép nối các thang máng cáp lại với nhau theo hình dạng, ống nối khác nhau để phù hợp với vị trí lắp đặt các thiết bị.

Phụ kiện thang máng cáp thường được bán kèm với thang máng cáp nhằm giúp người sử dụng dễ dàng tìm kiếm cũng như thuận lợi trong mua sắm trọn bộ thang máng cáp phù hợp.

phụ kiện máng cáp là gì
Phụ kiện máng cáp là thiết bị đi kèm

2. Phụ kiện máng cáp được sử dụng làm gì?

Phụ kiện máng cáp thường chiếm tỷ trọng khoảng 10% ~ 30% giá trị mỗi đơn hàng, tuy nhiên vai trò của chúng lại vô cùng quan trọng trong việc lắp đặt hệ thống thang máng cáp cho các dự án xây dựng. Bên cạnh đó, phụ kiện máng cáng còn mang nhiệm vụ hỗ trợ cho việc chuyển hướng hệ thống máng cáp một cách thuận lợi. Ngoài ra, chúng còn giúp giảm thiểu va chạm các hệ thống trong tòa nhà khi tiến hành thi công lắp đặt. Hơn thế nữa, các loại phụ kiện máng cáp còn giúp giảm chi phí giá thành với mức tối ưu nhất có thể và đa dạng và mẫu mã cũng như kích thước cho mọi công trình.

Một ốCông dụng nổi bật của phụ kiện máng cáp như sau:

  • Thực hiện việc kết nối với hệ thống thang máng cáp một cách cố định và chắc chắn
  • Đóng vai trò quan trọng để đảm bảo an toàn cho hệ thống trong lúc thi công
  • Tiết kiệm thời gian và công sức thi công lắp đặt
  • Tiết kiệm diện tích thi công và mang tính tiện dụng cao
  • Thiết kế kiểu dáng đa dạng, chịu được tải trọng cao và tính thẩm mỹ cao cho công trình.

3. Phân loại các phụ kiện máng cáp và phụ kiện lắp đặt:

3.1. Bát Nối

Nối máng cáp là phụ kiện với công dụng đúng với tên gọi của nó dùng để ghép nối giữa hai đoạn máng cáp liên kết với nhau, giữa đoạn máng với các phụ kiện đi kèm, hay giữa hai phụ kiện máng cáp. Phụ kiện này giúp cho hệ thống của máng điện trở nên kiên cố và an toàn hơn. Hiện nay, có 2 loại nối máng cáp là nối rời và nối liền.

phụ kiện máng cáp bát nối
Bát Nối máng cáp
Các phần nối máng cáp bao gồm:
  • Bát nối đứng dạng bản lề (bát nối chỉnh đứng): được dùng để ghép nối máng cáp lại với nhau theo chiều thẳng đứng, tùy chỉnh tại công trường.
  • Bát nối ngang dạng bản lề (bát nối chỉnh ngang): phụ kiện mang chức năng dùng để ghép nối máng cáp lại với nhau theo chiều ngang, tùy chỉnh tại công trường.
  • Nối giảm trái (là danh từ dùng để chỉ là khớp nối giảm, có hướng đi thẳng về bên trái): với công dụng thu nhỏ kích thước máng cáp về bên trái.
  • Nối giảm phải (là danh từ dùng để chỉ là khớp nối giảm, có hướng đi thẳng về bên phải): với nhiệm vụ hỗ trợ việc thu nhỏ kích thước máng cáp về bên phải.
  • Nối giảm đều: là phụ kiện để nối 2 máng cáp có kích thước khác nhau. Ngoài ra, còn có thể sử dụng để nối 2 đoạn máng cáp và phụ kiện khác nhau.

phụ kiện bát nối
Phụ kiện bát nối, kẹp thang máng cáp

3.2. Nắp

Nắp máng cáp  (Cable Tray Cover) dùng để che chắn máng cáp, bảo vệ các hệ thống dây dẫn, dây cáp bên trong. Đồng thời, nắp máng còn bảo vệ dây dẫn khỏi các tác nhân môi trường bên ngoài như côn trùng hay tác động thời tiết 

Mỗi loại nắp sẽ có thiết kế và quy chuẩn riêng phù hợp với từng dự án riêng biệt. Vì thế, lựa chọn nắp máng cáp cần khảo sát kỹ lưỡng các đặc điểm công trình và bề mặt thi công. Bên cạnh đó, nắp máng cáp phải có kích thước và hình dáng phù hợp với hệ thống máng cáp công trình. Thông thường, nắp đậy máng cáp sẽ được phân loại theo vật liệu chế tạo như sau:

Nắp máng cáp
Nắp máng cáp dùng để che kín máng cáp

  • Nắp máng cáp mạ kẽm trước (tôn kẽm): là dòng phụ kiện máng cáp được dùng trong thi công lắp đặt trong nhà, ở những nơi khô thoáng. Sản phẩm này có ưu điểm là màu kẽm trơn nhẵn, đồng đều, thẩm mỹ đẹp, chịu được mọi tác động từ bên ngoài như bụi bẩn, côn trùng... Với giá cả phải chăng nên đây là dòng nắp máng cáp được rất nhiều khách hàng sử dụng.
  • Nắp đậy khay cáp mạ kẽm sau (mạ nhúng nóng): là dòng phụ kiện được sử dụng phổ biến trong các công trình, được sử dụng cho cả trong nhà và ngoài trời. Chúng được sử dụng chủ yếu ở những công trình đòi hỏi kỹ thuật cao và đặc tính sản phẩm cao. Bởi vậy, nắp máng cáp này thường được dùng cho các công trình gần biển, nhà máy hóa chất, môi trường mang độ kiềm cao,
  • Nắp máng cáp sơn tĩnh điện: đây là loại vật liệu với giá thành bình dân, sử dụng khá phổ biến và chống hoen gỉ. Nắp thường làm bằng tôn rồi sau đó được xử lý bề mặt mới tiến hành sơn tĩnh điện. Chính vì vậy mà lớp sơn được bám dính trên bề mặt giúp ngăn chặn tác động từ môi trường bên ngoài. Chúng được sử dụng nhiều ở trong các tòa nhà, hành lang hoặc trục thẳng đứng. Ngoài ra, màu sắc máng cáp còn dùng để đánh dấu, phân biệt các tuyến cáp, phân loại hệ thống cáp dẫn… trong các công trình.
  • Nắp máng cáp bằng inox: với vật liệu chế tạo inox có đặc tính không bị hoen gỉ, chống ăn mòn và độ bền cao. Chúng thường thích hợp để sử dụng cho nhiều môi trường khác nhau.

nắp máng cáp mạ inox
Nắp máng cáp mạ inox được nhiều khách hàng tin dùng

3.3. Giá đỡ (Cơ cấu đỡ):

Trong tiêu chuẩn TCVN 10688:2015 (IEC 61537:2006), Mục 3.7 định nghĩa “Cơ Cấu Đỡ” (support device) là “Thành phần hệ thống được thiết kế để đỡ cơ khí và có thể hạn chế dịch chuyển của đường chạy cáp”.

Trong các công trình, giá đỡ là một phần trong quá trình thi công có tác dụng nâng đỡ hệ thống thang máng cáp. Chúng đóng vai trò ghép nối, định hình những thành phần thang cáp, máng điện lại với nhau.


Giá đỡ máng cáp
Giá đỡ máng cáp ( cơ cấu đỡ)

Giá đỡ trong hệ thống thang máng cáp bao gồm:

  • Thanh ti đỡ: dùng để đỡ thang cáp trên trần bê tông.
  • V lỗ: dùng để đỡ các thang, máng, khay cáp bằng 2 đầu ty ren.
  • Giá đỡ thang máng cáp - Eke: dùng để nâng đỡ thang, máng, khay đi sát tường.
  • Tấm bịt đầu - End Cap: dùng để bịt đầu chờ của khay cáp, máng cáp.
  • Tay đỡ máng cáp lưới treo tường: dùng để cố định, đỡ khay, thang cáp khi chạy sát tường.
  • Chân chống nâng đỡ: dùng để nâng đỡ hệ thống thang máng cáp cách mặt sàn một khoảng cố định.
Thanh đỡ đa năng không đục lỗ
Thanh đỡ đa năng không đục lỗ được chế tạo từ thép mạ điện

  • Thanh đỡ đa năng đục lỗ (Thanh U, Thanh C): là thiết bị chuyên dụng để làm giá đỡ cho hệ thống thang máng cáp, treo ống ở các công trình. Phụ kiện máng cáp được gắn với bu lông, ốc vít giúp lắp ráp nhanh chóng với các công cụ.
  • Thanh đỡ đa năng không đục lỗ: được chế tạo từ thép mạ điện, thép sơn tĩnh điện với độ dày khoảng 2.0 - 2.5mm. Sản phẩm được thiết kế linh hoạt, lắp đặt và tháo rất đơn giản, không cần hàn mối nào, chịu được tải trọng lớn của công trình.

giá đỡ thang mang cáp Bestray
Giá đỡ thang máng cáp Bestray

3.4. Kẹp

Kẹp máng cáp là dòng sản phẩm nằm trong danh mục phụ kiện máng cáp. Thiết bị được dùng để giúp cố định máng cáp và giá đỡ và mặt sàn bê tông.

Chúng giúp cho hệ thống máng cáp trở nên an toàn, chắc chắn, giảm thiểu rủi ro, tiềm ẩn nguy hiểm trong quá trình thi công và sử dụng. Kẹp máng cáp có 2 loại là kẹp đôi cố định và kẹp đơn cố định.

  • Kẹp thang cáp (Cable Ladder Clamp): công dụng chính là cố định phần thang máng cáp với mặt phẳng vuông góc như tường, sàn bê tông, thanh U,... Sản phẩm giúp củng cố hệ thống thang máng cáp không bị dịch chuyển, chênh vênh, méo mó ngoài mong muốn.
  • Kẹp treo ống (Pipe Hanger): được dùng để kết nối đường ống với cụm giá treo ống nhằm đảm bảo buộc chặt đường dây cáp và đường ống lắp đặt điện. Móc treo thường làm bằng inox 304, thép không gỉ 316 hoặc thép mạ kẽm có khả năng chống ăn mòn tốt.
  • Bát kẹp (Clamp): có nhiệm vụ cố định thang cáp vào sàn bê tông, giá đỡ hoặc V lỗ,.... Kích thước bát kẹp còn phụ thuộc vào kích thước của máng cáp.

phụ kiện máng cáp - kẹp thang
Phụ kiện kẹp thang cáp

3.5. Co

Co máng cáp là loại phụ kiện được sử dụng rộng rãi cho các công trình như nhà xưởng, chung cư cao tầng, nhà máy sản xuất, khu chung cư,....Chức năng chính của loại phụ kiện co máng cáp này là điều chuyển hướng đường đi của máng cáp dựa theo thiết kế của công trình.

  • Co lên (co bụng, co trong): là phụ kiện dùng để chuyển hướng hệ thống thang cáp vuông góc với mặt phẳng ban đầu và thực hiện theo hướng lên trên.
  • Co xuống (co lưng, co ngoài): đây cùng là phụ kiện để chuyển hướng hệ thống thang cáp vuông góc với mặt phẳng ban đầu và thực hiện theo hướng xuống dưới.
  • Co ngang (co L): loại phụ kiện này có tác dụng chuyển hướng hệ thống thang cáp một cách nhanh chóng theo hướng vuông góc trên cùng một mặt phẳng.
  • Tê ngang (ngã ba): phụ kiện này chia hệ thống máng thành 3 hướng trên cùng một mặt phẳng.

Ngã ba co máng cáp - T ngang
Ngã 3 máng cáp

  • Ngã 4 ngang (thập máng cáp) có nhiệm vụ chia hệ thống máng thành bốn hướng trên cùng một mặt phẳng.

3.6. Treo

Treo máng cáp cũng có công dụng tương tự như giá đỡ. Chúng có tác dụng nâng đỡ hệ thống máng cáp được cố định chắc chắn, an toàn hơn ở trên cao. Hiện nay, có 3 loại treo phổ biến như sau:

  • Bát treo: có chức năng dùng để treo thang, máng, khay cáp lên trần nhà, nhà máy, tòa nhà cao tầng, chung cư....
  • Quang treo máng cáp: dùng để treo máng cáp, loại này thường dùng với loại máng cáp nhỏ vì chúng chỉ dùng 1 ty ren để treo lên.
  • Tay đỡ treo thang, máng, khay cáp: dùng để treo thang, máng, khay cáp khi lắp đặt hệ thống máng cáp trên trần nhà. Thiết bị này dùng tay treo thay cho hệ thống ty ren và V đỡ.

4. Tiêu chuẩn lắp đặt phụ kiện

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9208:2012 (thay thế tiêu chuẩn TCXDVN 263:2002) của Bộ Khoa Học Công Nghệ có quy định về tiêu chuẩn lắp đặt phụ kiện máng cáp cho các hệ thống thang máng cáp như sau:

  • Với những nơi cần thiết, hệ thống khay, thang cáp phải được lắp đặt cùng với co máng cáp, nối máng cáp, tê ngang, khâu chữ thập, khâu thu hẹp, nắp đậy khay và các phụ kiện máng cáp khác.
  • Tuyến khay hoặc thang cáp không rộng > 1200mm, phải có giá đỡ hoặc quang treo sau mỗi cự ly 1m - 3m. Đồng thời, cự ly này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thi công.
  • Nắp trên của khay, thang cáp và các phương tiện bảo vệ bổ sung phải được tháo lắp dễ dàng.
  • Vị trí của móc treo và giá đỡ phải được đánh dấu cẩn thận để phù hợp với các thông số kỹ thuật ban đầu đã được phê duyệt.
  • Giá đỡ, quang treo phải được cố định vào các kết cấu xây dựng hoặc hàn vào các mã thép cấy trong kết cấu bê tông của trần nhà.
  • Mỗi tuyến khay hoặc thang cáp phải ở tư thế co dãn trên các giá đỡ hoặc quang treo.
  • Các địa điểm có cáp từ trong khay/thang cáp luồn vào ống đi dây hoặc một phương tiện bao che khác, cần bố trí giá đỡ chắc chắn nhằm ngăn chặn sức căng tác dụng lên cáp.
  • Trước khi lắp đặt khay, thang cáp và các phụ kiện đi kèm cần phải kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không có vấn đề về điện, về cơ học.

5. Sản xuất và lắp đặt phụ kiện máng cáp tại Bestray

5.1 Sản xuất phụ kiện máng cáp

Bestray sở hữu một xưởng sản xuất với quy trình hoàn toàn khép kín, không gian chứa vật liệu rộng rãi, đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng cao. Cùng với hệ thống máy móc hiện đại, tự động hóa, nhập khẩu từ nước ngoài đảm bảo được dây chuyền sản xuất với tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, hiệu suất hoạt động máy cao đảm bảo đáp ứng số lượng đơn hàng lớn theo yêu cầu của quý khách hàng.

  • Lựa chọn nguyên vật liệu: tất cả sản phẩm được chế tạo từ các nguyên vật liệu bằng tôn, inox, nhôm,... tùy thuộc vào yêu cầu khách hàng đưa ra cho chúng tôi. Đồng thời, sản phẩm được sản xuất với độ dày kim loại chuẩn từ 1.0mm đến 2.0mm.
  • Lựa chọn kích thước, kiểu dáng phù hợp với hệ thống máng cáp. Phụ kiện máng cáp Bestray tránh sự va chạm các hệ thống trong nhà, xưởng sản xuất khi lắp đặt.
  • Sản phẩm giúp giảm chi phí giá thành với mức tốt nhất dành cho khách hàng. Đảm bảo được tính thẩm mỹ tương đối cao, đa dạng mẫu mã và kích cỡ để phù hợp với hệ thống máng cáp của nhiều công trình.

Công ty chúng tôi được nhiều công trình tin cậy và biết đến rộng rãi với phụ kiện máng cáp chất liệu làm từ thép không gỉ và sắt mạ kẽm tốt nhất. Mọi sản phẩm sẽ được kiểm tra và xác nhận kỹ lưỡng trước khi đưa ra thị trường. Các thiết bị chống ăn mòn và có độ bền kéo rất lớn. Chúng tôi sản xuất các phụ kiện này theo tiêu chuẩn cũng như thiết kế tùy chỉnh.

 5.2 Quy trình lắp đặt phụ kiện máng cáp:

Mỗi công trình thi công khác nhau sẽ có một hệ thống máng cáp đi khác nhau. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng quy trình lắp đặt chung của hệ thang máng cáp là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo diễn ra đúng tiến độ của dự án. Sau đây là 7 bước quan trọng khi lắp đặt phụ kiện máng cáp cho công trình:

Bước 1: Xác định các tuyến máng điện theo bản vẽ thi công của công trình. Tiếp theo, xác định kích thước từ trục tham chiếu đến hiện trường lắp đặt. Sau đó, đánh dấu vị trí lắp các chi tiết máng khống chế tuyến (góc, đầu cuối, rẽ nhánh) và kích thước tuyến theo với thực tế chi tiết (đầu lên/xuống, rẽ nhánh, chuyển hướng,....). Từ đó, xác định các điểm treo máng và vị trí cần khoan hoặc tạo lỗ kỹ thuật trên kết cấu.

Bước 2: Thực hiện thao tác khoan hoặc hàn vào kết cấu để lắp bu lông nở và gắn treo hoặc giá đỡ tại vị trí đã đánh dấu. Đồng thời chắc chắn đường máng thẳng và hướng theo các trục đã định vị sẵn. Tiếp đó, khoan hoặc đục lỗ xuyên kết cấu tại các vị trí đã vạch sẵn và. Xử lý lỗ khoét bằng cách tô bề mặt, mài phẳng hoặc sơn dặm.

Bước 3: Lắp đặt máng cáp trên các giá đỡ đã lắp và theo thiết kế với thứ tự: lắp các chi tiết đầu cuối, góc và nhánh trước rồi sau đó mới lắp các đoạn thẳng nối giữa các chi tiết này với nhau. Lưu ý: với các đoạn máng thẳng phải được mài gờ thép của vết cắt hoặc sơn dặm trước khi tiếp tục lắp nối máng tiếp theo vào đoạn máng cáp đã lắp sẵn.

Bước 4: Nối dây đẳng thế tại các vị trí mối nối máng cáp mà khách hàng yêu cầu. Tiếp theo, lắp các tấm chắn, kết cấu giá đỡ và chèn khe hở tại các vị trí xuyên qua kết cấu tòa nhà theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Bước 5: Kiểm tra và hoàn thiện hệ thống máng cáp đã được lắp đặt: cao độ, thứ tự lớp máng, khoảng cách giữa các lớp và trục chuẩn, chiều thẳng theo phương ngang hoặc theo phương đứng và dọc trục vững chắc, không bị biến dạng… Bên cạnh đó, kiểm tra, bổ sung và siết chặt bu lông nối máng cáp. Để đảm bảo an toàn thì nên tẩy các gờ sắc cạnh của mép máng, các vết cắt và sơn dặm các vị trí đó.

Bước 6: Kiểm tra, đánh dấu tuyến máng đã hoàn thành vào bản vẽ thi công của công trình. Ngoài ra, cần tư vấn kiểm tra và nghiệm thu bằng mẫu nghiệm thu thi công. Sau đó, vệ sinh sạch sẽ các vật liệu thừa, giữ cho khu vực thi công gọn gàng.

Bước 7: Sau khi mọi công tác kéo cáp được hoàn tất, tiếp tục kiểm tra, sửa chữa các máng cáp nếu bị lệch do thi công rồi sau đó mới lắp đặt nắp máng cáp vào.

6. Công ty Bestray

Bestray luôn là địa chỉ uy tín chuyên về sản xuất và cung cấp thang máng cáp đạt tiêu chuẩn chất lượng cao trên thị trường. Với hơn 15 năm kinh nghiệm đã tích góp được trong suốt thời gian hoạt động, chúng tôi hy vọng sẽ mang đến cho khách hàng những dòng sản phẩm tốt nhất.

Sản phẩm phụ kiện máng cáp của chúng tôi được đánh giá cao bởi sản phẩm có mẫu mã, kiểu dáng và giá thành hợp lý. Đồng thời, Bestray có những đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, có thâm niên trong ngành và máy móc công nghệ hiện đại để luôn mang đến sự hoàn hảo cho công trình của bạn.

Bestray luôn đem đến bảng báo giá phụ kiện máng cáp được cung cấp đầy đủ, rõ ràng, không quan trung gian và giá cả phù hợp với công trình của bạn. Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc cần tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan đến máng cáp

  • Tại sao nên nối máng cáp cho công trình công nghiệp
  • Lắp đặt máng cáp và những lưu ý cần thiết
  • Thi công máng cáp là gì? Những điều bạn cần quan tâm khi lắp đặt máng cáp

Tìm hiểu thêm các sản phẩm:

Nắp máng cáp

Giá đỡ máng cáp

Kẹp máng cáp

Treo máng cáp

Co máng cáp

Thông tin liên hệ

BESTRAY - Chuyên Sản Xuất Thang Máng Cáp, Máng Lưới Chất Lượng Cao

Địa chỉ: 180/7B, Ấp Tân Thới 3, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0909089678

Email: info@bestray.com

Email: sales@bestrayjsc

Website:  https://bestray.com/

Url Bestray’s Blog:  https://bestray.com/blog/

Facebook:  https://www.facebook.com/bestrayjsc

Twitter:  https://twitter.com/Bestray_JSC

Pinterest:  https://www.pinterest.com/bestrayjsc

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những thông tin cần biết về thang cáp

Kinh nghiệm chọn máng lưới bạn cần biết

Thông tin cần biết về lắp đặt hệ thống máng cáp